NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI TRONG KỶ NGUYÊN PUTIN
Như giọt nước làm tràn ly, cuộc
chiến tranh xâm lược liên bang Nam Tư từ cuối năm 1998 đến đầu năm 1999, hay
còn được gọi là chiến tranh cô xô vô, do NATO tiến hành với danh nghĩa
"Nhân quyền cao hơn chủ quyền", chà đạp thô bạo luân lý quốc tế và hiến
chương Liên Hợp Quốc, là thách thức nghiệt ngã nhất và nghiêm trọng nhất của
NATO đối với nước Nga sau chiến tranh lạnh, làm tan biến hoàn toàn mọi ảo vọng
của tổng thống Nga Boris Yeltsin và các "cận thần" của ông về NATO và
về cái gọi là"các giá trị văn minh"của phương Tây.
Niềm hi vọng chủ yếu của nước Nga
là trình độ học vấn cao của công dân, trước hết là thanh niên. Có tới 57% các
công dân Nga hiện nay ở độ tuổi 25-35 có trình độ đại học. Đây là tỉ lệ khá cao
mà Ngoài Nga hiện nay chỉ có 3 nước trên thế giới đạt được là Nhật Bản, Hàn Quốc
và Canada. Hiện nay nước Nga đang diễn ra quá trình bùng nổ nhu cầu học vấn - một
hiện tượng tích cực đối với quá trình phát triển khoa học trong điều kiện mới.
Người Mỹ không hiểu được 1 điều
đơn giản: đó là không thể gây áp lực đối với V.Putin bởi ông ta là người có
quan điểm vững như bàn thạch. Chỉ có thể đám phán và thỏa thuận với ông ta mà
thôi, hơn nữa là phải làm việc một cách lịch sự.
Nhà văn Nga Vladimir Maximov ở nước
ngoài, trong một bài viết năm 1995 trên một tờ báo ở Paris, Pháp đã nhận xét rất
chính xác thực chất mối quan hệ giữa Nga
và Phương Tây:"Nếu một ngày nào đó chúng ta nói"không một cách kiên
quyết và cứng rắn thì phương Tây sẽ lắng nghe nước Nga. Họ sẽ mau chóng trở
thành những con người dễ bảo và lịch sự, bắt đầu trò chuyện với chúng ta với tư
cách con người. Nếu chúng ta chấp nhận lùi bước thì không thể trông mong ở những
con người văn minh này bất kỳ sự thương hại nào. Kinh nghiệm lịch sử chứng tỏ với
những ai từng chịu lùi bước trước họ, thì họ sẽ chà đạp không thương tiếc,
không cần biết tới lương tâm và sự tự trọng, cho đến khi hoàn toàn bị chinh phục".
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình
BBC, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố:"Trong trường hợp khẩn
cấp, Luân Đôn dành cho mình quyền tấn công phủ đầu hạt nhân". Tuy nhiên,
ông không giải thích "trường hợp khẩn cấp" đó nghĩa là gì. Bình luận
về tuyên bố này, Thượng nghị sỹ Nga Franz Klintsevich đặt câu hỏi:"Anh định
tấn công phủ đầu hạt nhân nhằm vào ai? Người Anh nên nhớ rằng Mỹ đã từng đơn
phương ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản nhưng không bị đáp trả. Thế giới ngày
nay đã hoàn toàn đổi khác, trong đó tấn công hạt nhân vào một quốc gia khác
cũng đồng nghĩa với hành động tự sát".
No Comment to " NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI TRONG KỶ NGUYÊN PUTIN "