TRÍCH DẪN HAY MÃI MÃI TUỔI 20
TRÍCH DẪN HAY MÃI MÃI TUỔI 20
Đọc lại “Thép đã tôi… ”
– Đêm qua dừng lại đúng ở công viên Thương Mại – Paven và
Tônhia
sắp vĩnh biệt nhau rồi. “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người
của em và những người thân khác”
“Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”…
Và sau cùng, Paven không nói nữa.
Cuộc đời tất nhiên sẽ là như thế. Nhìn mớ tóc bồng màu hạt dẻ của Tônhia, Paven
thấy ái ngại
vô hạn anh chưa hết tình yêu người bạn thời thơ ấu, nhưng bây giờ, Paven “không
còn là cậu bé Pavơlusa ngày ấy nữa”…
Anh không yêu một lần. Tình yêu đầy thi vị của buổi thiếu thời chỉ mới là “nhập
môn” thôi sao?
Thật đáng buồn. Nhưng sao hai người chia tay nhau chóng vánh đến như vậy? Chỉ mấy
ngày thôi
Bây giờ, càng đi lâu, mình càng thấy sự có mặt của mình
trong quân đội là cần thiết, là đúng đắn. Xấu hổ biết bao nhiêu vì thanh niên
trai tráng, khoẻ mạnh lại suối ngày ru rú trên cửa sổ của giảng đường đại học!
Suốt ngày gìn giữ nếp áo quần, giữ bàn tay cho sạch, và soi gương làm dáng… để
cho lớp thanh niên vừa nhỉnh một chút lăn lộn người ngoài tiền tuyến, với những
thằng lính Mỹ xâm lược to gấp đôi, gấp rưỡi mình! Thế sao trước kia mình không
nhận thấy điều ấy? Một chân lý đơn giản, thật dễ hiểu? Mình trước kia không hiểu
hay không muốn hiểu?
Thế hệ mình, lứa tuổi mình – Các bạn ơi, đi nhé, chúng ta đi
và chẳng cần chần chừ, suy tính – Ta gửi lại phía sau lưng mình tuổi thơ và cả
những người thân yêu nhất…
Tr. ơi Tr. đừng như thế Tr. ạ – Tr. sung sướng được đi học,
được đi học trong khi các bạn Tr. vất vả, gian khổ và để tất cả những năm tháng
trẻ khỏe và đẹp nhất của mình cho cuộc chiến đấu của dân tộc – Tr. phải biết ơn
– Mình không muốn và chẳng hề nói Tr. phải biết ơn mình – Mình cũng chỉ làm nhiệm
vụ của lính thôi. Nhưng Tr. phải nhớ một điều: Nếu như không có chiến tranh, nếu
như không đi bộ đội thì có lẽ những anh bộ đội lù lì, cục mịch, xô bồ này cũng
chẳng chịu kém cỏi gì Tr. đâu, cũng chẳng chịu kém những người bạn giỏi nhất của
Tr. đâu.
Đẹp đẽ xiết bao tấm gương của người đảng viên cộng sản trẻ
tuổi Vương Đình Cung. Anh không còn sống nữa, những người Cộng sản có cần gì cuộc
sống riêng tư, khi họ đã cống hiến đến phút cuối cùng hơi thở trong sáng của
mình cho Đảng.
Hiểu cuộc đời Vương Đình Cung, mà mình hổ thẹn với lương tâm mình. Sao mình hèn
kém và
nhu nhược đến như vậy. Không thể nào tha thứ được. Thử hỏi mình đã có được niềm
say mê
cống hiến như vậy chưa? Mình đã sẵn sàng làm theo yêu cầu của Đảng chưa? Chưa!
Phải thành khẩn nhận lấy điều đó. Mình đi bộ đội, chẳng qua là buộc phải đi!
Không đi ư, thì tức là anh đã chống lại chính sách, chống lại Đảng. Đấy, những
ngày đầu của mình đi bộ đội là như thế. Tuy đó không phải là chủ yếu, nhưng
cũng phải thành thật mà nhận lấy thiếu sót đó. Nhưng giờ đây, mình đã hoàn toàn
an tâm, phấn khởi. Mình mong mỏi khi nào được đi chiến trường. mình sẽ làm tốt
những công việc gian khổ mà cuộc sống chiến đấu sẽ đặt ra. Mình mong mỏi sẽ vượt
qua tất cả mọi thử thách. Mình sẽ sống, say sưa, chân thành, cởi mở, trong
sáng. Mình sẽ xứng đáng với lòng tin của mọi người, sẽ sống cuộc đời đẹp nhất ở
trên trận chiến đánh quân thù mà Lê Mã Lương, mà Vương Đình Cung hằng ao ước và
đã sống đẹp đẽ.
Mình cảm thấy cuộc sống này thế nào ấy. Người ta sống chưa thật
lòng với nhau. Còn kèn cựa, còn ganh ty và chưa thương yêu nhau như mình mong
muốn. Dĩ nhiên, mình cũng !à những người như thế thôi, chưa thể làm khác được.
Càng ngày, mình càng hiểu sâu sắc hạnh phúc lớn lao mà hôm
náy mình đang được hưởng. Một nửa là nghĩa vụ và một nửa là vinh dự. Không hiểu
có ai đã nói: Giải thưởng lớn nhất đối với người viết văn là được sống trong
hàng ngũ quân đội. ở đó, anh sẽ thấu hiểu tất cả nỗi nhọc nhằn, đau khổ và những
niềm vui bất tận của con người.
Mọi người còn ham chuộng thành tích và khen thưởng lắm. ít
lâu nay mình có cảm giác mình không còn là người gương mẫu, tiên tiến như hồi
còn nhỏ đi học nữa. Anh em không tín nhiệm là điều dằn vặt mình nhất. Dấu hiệu
đó chứng tỏ rằng mình đang có chiều hướng đi xuống. Mình không ham chuộng một lời
khen ngợi của thủ trưởng cấp trên, không màng lợi lộc gì hay 1 giấy báo công về
gia đình. Có lẽ, mình đã sống quá riêng tư?
Người ta không thể sống riêng biệt với cá tính của mình.
Người ta bảo rằng số phận càng ít chiều người nào thì người
đó càng hạnh phúc. Càng gay gắt, càng nghiêm khắc với bản thân, thì càng tiến bộ
nhanh. Mình cần gì một lời động viên hão huyền của một người cán bộ nào nhỉ.
Làm việc là theo lương tâm, theo nhiệt tình cách mạng của mỗi người. Mình không
thể chịu đựng được cái thái độ giả dối, bợ đỡ cấp trên và lấy lòng cấp dưới –
Không thể chịu đựng được thái độ lên mặt kẻ cả, phát biểu với giọng khề khà nhạo
báng.
Các bạn đi học, có cái khổ, cái vất vả của người đi học.
Không ai có thể sống thoải mái nếu người đó muốn thực sự có kh muốn đóng góp một
thành quả lớn lao cho đất nước. Phải nói rằng mình đã cố gắng rất nhiều, cố gắng
rất nhiều để sống và làm những ước muốn mà thuở nhỏ mình hằng ao ước. Mình chỉ
muốn làm tốt nhất, đúng đắn nhất, đầy đủ nhất câu kết luận của bài tập làm văn
mình đã viết hồi học phổ thông. Chỉ muốn chứng minh đẹp nhất những điều mình đã
nói với Như Anh yêu dấu trong những lá thư.
Chân bước trên rơm thơm, khó ai định liệu được mình còn ao ước
cuộc sống nào hơn thế nữa. Mặc dù hạnh phúc ấy mỏng manh như chính số người nhận
ra cảm xúc ấy là hạnh phúc của cuộc đời.
Thỉnh thoảng mình cũng hay ao ước trở lại cuộc sống trẻ thơ. Muốn trở lại đứa
lên ba, cho một bàn tay êm dịu xoa đầu âu yếm. Muốn trở về một giọt mưa nhỏ từ
mái rạ vạch thành đường sáng bên cửa sổ… Muốn gặp cây chanh tím trong gió bấc…
Kỷ niệm trong lành quá khiến ta muốn đầm mình trong dĩ vãng, ta muốn quay về tô
đậm cho những gì tốt đẹp và xoa dịu nhưng vết thương còn rỉ máu…
“Người ta không sống bằng kỷ niệm”… Chỉ nên để kỷ niệm thoáng qua, đánh thức
trong ý nghĩ
lòng ham muốn sống say sưa ở hôm nay và xây dựng toà lâu đài kỳ vĩ cho hôm mai…
Song đã mấy ai thế. Dẫu hôm qua sống thờ ơ và bình thản, thời gian trôi, khoác
lên quá khứ tấm long bào, khiến nó trở nên rực rỡ. Con người vẫn bị đánh lừa và
thương tiếc những gì đã mất đi.
Phải, thời gian trôi, không bao giờ ngoảnh lại và những gì mất đi không bao giờ
người ta còn có. Nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những
người đang than thở. (Có con ruồi vừa đi dọc trang giấy này…).
Anh con trai nhà bên sắp đi bộ đội. Sớm mai sẽ đi thì phải.
Bạn bè đến chơi đông và chắc là bồn chồn lắm. Chà, có gì mà phải tiễn. Tôi là
lính cũ rồi, đi bộ đội bình thường thôi – giản dị mà lên đường và khiêm nhường
khi trở lại.
Trở lại với những chặng đường hành quân, nghĩ đến những
khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, đỏ bừng và nặng nhọc cất bước. Trong lòng bỗng dội
lên một niềm thông cảm sâu sắc Cuộc đời bộ đội gian khổ thật, thật gian khổ (và
đây chưa nói đến sự hy sinh). Không gian khổ và khó khăn thì tại sao, toàn những
người con trai khoẻ mạnh, trẻ, sung sức và hăng hái mà phải chịu ngã xuống dọc
đường mà thở Mệt lắm, nhất là đeo nặng. Ban đêm, sang đò, đeo ba lô đứng trên
đò, tròng trành và ba lô nặng kéo ùm cả người xuống sông. Những lúc hành quân nặng
nhọc nhất chính là lúc người ta hay gắt gỏng với nhau nhất và cũng chính là lúc
người ta thương nhau nhất. Người ta thương nhau và san sẻ cho nhau lút nước
trong bi đông, đeo hộ nhau một phần nặng nhọc. Không thể nào nói hết được, vì cái
gì cũng rất tế nhị và mới đáng yêu làm sao . Dành cho đồng đội một chỗ nghỉ tốt,
một mảnh chăn, một tấm tang lành Dành cho bạn một chiếc hầm đào dở, dành cho bạn
một khoảng thoáng khi đến chỗ tạm đừng chân – Trời ơi, tất cả những điều đó,
trong khung cảnh đó, mới đáng yêu, đáng quí làm sao – Nhất là nỗi lo lắng. dáng
tất tưởi khi có người rớt lại phía sau, cần phải đi
tìm… chỉ có trong hàng ngũ quân đội mới có được những điều tốt đẹp đó chăng?
Phải hết sức trấn tĩnh, tới mới không xé hoặc
không đốt đi cuốn Nhật ký này. Trời ơi! Chưa bao giờ tôi chán nản và thất vọng
như buổi sáng nay, như ngày hôm nay cả. Tôi không giải thích ra sao nữa. Người
ta giải thích được cần phải trấn tĩnh mới hiểu lý do và lung tưng. Còn tôi rời
rã tôi chán nản với hết thảy mọi điều, mọi thứ trên trái đất này. Phải, tôi hiểu
rằng, với một người con trai đang khoẻ mạnh, đang sung sức, đang ở giữa mùa
xuân của đời mình thì buồn nản, thì chán đởi là một điều xấu xa và không thể
nào tưởng tượng được – Người ta đã chỉn rủa biết bao lần những thanh niên như
thế – Nhưng tôi biết làm sao khi chính bản thân tôi đang buồn nản đến tận cùng
này. Tôi lê gót suốt con đường mòn – Con đường mòn như chính cuộc đời tôi đang mòn
mỏi đi đây – Tôi ngồi bệt xuống bờ sông, con sông cạn đang rút nước. Tôi vốc
bùn và cát ở dưới lòng sông, và qua kẽ ngón tay tôi nó rớt xuống, rớt xuống.
Tôi muốn khóc, khóc với dòng sông.Không, chẳng có ai có thể đem lại cho tôi được
chút gì niềm an ủi hay vui sướng cả. Mọi người không hiểu được tôi, mọi người gắt
gỏng với tôi. Trời ơi, giá lúc này tôi có thể chết ngay đi được. Có thể quên hết
nỗi phiền muộn và sầu não ngập tràn cả hồn tôi thì sung sướng biết bao. Thì
sung sướng biết bao…
Thực tình đã có dấu hiệu gì chứng tỏ mình “bị loại
ra khỏi đội ngũ” đâu! Nhưng linh tính cứ cho mình biết rằng mình không thể trở
thành một đảng viên được. Mơ hồ thấy rằng khó khăn đến với mình sẽ nhiều đây.
Không sao hết! Miễn rằng anh sống thực sự như một đảng viên, thế đã tạm đủ rồi.
Vào Đảng để làm gì nhỉ? Khi người ta đã sống và làm việc như một đảng viên rồi!
Không nên suy nghĩ gì về chuyện ấy hết. Đảng khắc sáng suốt và dìu dắt mình. Điều
cơ bản nhất, gia đình mình là gia đình lao động, cha mẹ mình là người lao động
và hoàn toàn giác ngộ. Mình luôn luôn tin là thế.
No Comment to " TRÍCH DẪN HAY MÃI MÃI TUỔI 20 "