CHIẾC LEXUS VÀ CÂY ÔLIU
“Điều gì
tốt đẹp quá không thể tin được thì thực tế là không tồn tại!”
Chiến tranh Lạnh cũng là một hệ thống
quốc tế. Nó kéo dài từ khoảng năm 1945 đến 1989 khi cùng với sự sụp đổ của bức
tường Berlin, nó được thay thế bằng một hệ thống khác: kỷ nguyên toàn cầu hóa mới
mà chúng ta đang sống. Gọi nó là “Toàn cầu hóa hiệp II”, hóa ra giai đoạn chừng
75 năm từ lúc bắt đầu Thế chiến thứ nhất đến lúc chấm dứt Chiến tranh Lạnh chỉ
là một cách nghỉ giữa hiệp kéo dài từ kỷ nguyên toàn cầu hóa này sang kỷ nguyên
khác.
Các thị trường toàn cầu được xây dựng
bởi hàng triệu nhà đầu tư, di chuyển vốn qua nhiều nơi trên thế giới bằng cách
nhấp chuột máy tính. Tôi gọi chúng là “Bầy Thú Điện Tử”
Ngược lại, nếu toàn cầu hóa là một
môn thể thao thì đó sẽ là môn chạy nước rút 100 mét, liên tiếp, không ngừng nghỉ.
Dù bạn thắng trong ngày hôm nay thì bạn sẽ phải đua tiếp vào ngày mai. Và nếu bạn
chỉ thua trong một phần trăm giây thì cũng tồi tệ như bạn bị chậm mất cả một giờ
vậy.
Nói cách khác, Hoa Kỳ đóng vai trò
nổi trội trên bàn cờ toàn cầu hóa, nhưng bản thân Hoa Kỳ không tác động được gì
vào những nước đi trên bàn cờ đó. Bàn cờ toàn cầu ngày nay rất giống bàn Quija
– thỉnh thoảng có bàn tay của các siêu cường hiện hữu dịch chuyển những quân cờ,
nhưng thỉnh thoảng các quân cờ lại được những bàn tay vô hình của các Siêu Thị
điều khiển.
Ô liu là loại cây quan trọng. Chúng đại diện cho những gì là gốc rễ
của chúng ta, che chở chúng ta và đưa chúng ta vào thế giới này – dù cho chúng là
tài sản của một gia đình, một cộng đồng, một bộ tộc, một đất nước, một tôn giáo
hay một nơi được gọi là quê hương. Cành cây Ô liu cho ta mái ấm gia đình, niềm
vui cá nhân, sự gần gũi trong quan hệ giữa con người, sự sâu sắc của quan hệ lứa
đôi, cũng như tính tự tin và khả năng vươn tới để đối phó với các quan hệ bên
ngoài. Chúng ta tranh đấu triền miên để giành giật những cây Ô liu vì chúng tạo
cho ta cảm giác hãnh diện và hòa hợp – cảm giác thiết yếu cho con người tồn tại,
cũng tựa như cơm ăn áo mặc. Thực vậy, một trong những lý do khiến cho khái niệm
quốc gia sẽ không bao giờ mất đi, ngay cả khi chúng suy yếu, cũng chính là cây
ô liu – cách diễn đạt tối thượng nguồn gốc của chúng ta về ngôn ngữ, địa lý và
lịch sử. Đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh. Một
mình, bạn có thể là một người giàu có. Một mình, bạn có thể là một nhà thông
thái. Nhưng bạn không bao giờ là người hoàn chỉnh nếu đứng một mình. Bạn phải
là người có cội nguồn và là phần không tách khỏi của một vườn Ô liu nào đó. Chân
lý này có lần được Giáo sĩ Harold S. Kushner giảng giải rất hay khi ông ta bình
một đoạn trong tiểu thuyết nổi tiếng Trăm Năm Cô Đơn của Gabriel Garcia Marquez:
Marquez kể về một ngôi làng nơi người dân ở đó bị nhiễm một chứng dịch kỳ lạ –
bệnh quên lây lan. Căn bệnh này bắt đầu từ những người già, lan sang cộng đồng
trong làng, khiến dân làng quên tên gọi thậm chí của những đồ vật hàng ngày. Một
chàng trai không bị nhiễm bệnh đã cố gắng cứu vãn tình thế bằng cách gắn nhãn
lên mọi đồ vật, “Đây là cái bàn”, “Đây là cửa sổ”. “Đây là con bò, phải vắt sữa
mỗi sáng.” Và trước cổng làng anh ta dựng hai biển hiệu, một cái ghi “Làng ta
mang tên Macondo,” và tấm biển kia - “Chúa hiện hữu.” Bài học tôi rút ra từ câu
chuyện này là: chúng ta có thể và chắc sẽ quên đi hầu hết những gì học được ở đời
– toán học, lịch sử, công thức hóa học, địa chỉ và số điện thoại ngôi nhà ta ở
đầu tiên sau khi lập gia đình – tất cả những điều đó không phương hại gì. Nhưng
nếu chúng ta quên chúng ta là ai và nếu chúng ta không còn nhớ đến Chúa trời,
thì chúng ta đã đánh mất bản ngã sâu sắc của mình. Nhưng dẫu cây Ô liu thiết yếu
đối với bản ngã của chúng ta, chúng ta cứ khư khư bám lấy nó thì có thể khiến
chúng ta xây dựng bản sắc, các mối quan hệ và cộng đồng dựa trên việc tận diệt
các cộng đồng khác. Và một khi sự lạm dụng đó trở nên không kiểm soát được, tựa
như phái Quốc xã ở Đức, hay như giáo phái giết người Aum Shinrikyo ở Nhật Bản
hay người Serbia ở Nam Tư, thì diệt chủng xảy ra.
Vậy còn chiếc xe hơi Lexus! Nó nói lên điều gì? Nó đại diện cho động
lực không kém phần quyết định của nhân loại – động lực tồn tại, cải tiến, làm
giàu và hiện đại hóa – hiện hữu rành rành trong hệ thống toàn cầu hóa ngày nay.
Chiếc xe đại diện cho những thị trường công nghệ vi tính, phục vụ cho việc nâng
cao điều kiện sống ngày nay.
Một đất nước không có những rặng cây Ô liu khỏe khoắn sẽ không bao
giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm để có thể đón nhận và hội
nhập với thế giới. Nhưng một đất nước mà
chỉ có những rặng Ô liu không thôi, chỉ lo giữ cội rễ, mà không có xe
Lexus, thì sẽ không bao giờ tiến xa được. Giữ cân bằng giữa hai yếu tố nói trên
là một cuộc vật lộn triền miên.
Cựu Chủ tịch Hãng Truyền hình NBC
Lawrence Grossman tóm tắt gọn gàng quá trình dân chủ hóa công nghệ như thế này:
“In ấn biến chúng ta thành độc giả. Photocopy biến chúng ta thành những nhà xuất
bản. Truyền hình biến chúng ta thành khán giả. Và công nghệ số hóa cho phép
chúng ta trở thành các hãng truyền thông”.
“Thưa các quý vị, chúng tôi đã bị
khánh tận. Và quý vị có biết câu ngạn ngữ này không: nếu một người vay của bạn
1.000 đô-la thì đó là vấn đề của anh ta. Nhưng nếu một người vay bạn 10 triệu
đô-la, thì đó là vấn nạn của bạn. Vâng, chúng tôi chính là vấn nạn của quý vị.
Chúng tôi không thể thanh toán cho quý vị được. Vậy xin quý vị làm ơn đàm phán
lại, thay đổi hạn định thanh toán và tiếp tục cấp thêm tín dụng cho chúng tôi”.
“Tôi không nói rằng bạn buộc phải
mặc chiếc áo đó. Và nếu những truyền thống văn hóa và xã hội của bạn đi ngược lại
những giá trị là thuộc tính của chiếc áo đó thì tôi xin được hoàn toàn thông cảm.
Nhưng tôi xin tuyên bố điều này: Trong hệ thống thị trường toàn cầu ngày nay,
thế giới phát triển nhanh và chiếc áo nịt vàng chính là sản phẩm của nhiều thế
lực trong lịch sử và về cơ bản đã cải tổ toàn bộ phương pháp chúng ta dùng để
liên lạc, để đầu tư và xây dựng tầm nhìn vào thế giới. Nếu muốn đi ngược lại,
điều đó tùy ở bạn và vĩnh viễn là việc của bạn. Nhưng nếu bạn nghĩ là có thể đi
ngược lại với những trào lưu như hiện nay mà không bị trả một giá càng ngày
càng đắt hơn, không phải tự dựng lên những hàng rào ngày càng cao hơn để tự bảo
vệ, tự cô lập – thì bạn đã nhầm”.
“Xin lỗi ông Mahathir, ông đang sống
ở hành tinh nào vậy? Ông nói về chuyện gia nhập toàn cầu hóa cứ như là một lựa
chọn vậy. Toàn cầu hóa không phải là một lựa chọn. Đó là một thực tế. Ngày nay
chỉ có một thị trường toàn cầu.
Những siêu thị tài chính đó nằm ở
Tokyo, Frankfurt, Sydney, Singapore, Thượng Hải, Hồng Kông, Bombay, Sao Paulo,
Paris, Zurich, Chicago, London và New York. Chúng là nơi những thành viên lớn
nhất của Bầy Thú Điện Tử tập hợp lại để trao đổi thông tin, thực hiện giao dịch
và phát hành chứng khoán và trái phiếu của các công ty khác nhau.
Khi cuộc sống trôi đi gấp gáp thì
cũng ít ai kéo dài thêm nỗi nhớ.
Ở Indonesia dưới thời Suharto có một
câu chuyện ngụ ngôn: Nếu người hàng xóm ăn cắp con dê của bạn thì bạn muốn làm
gì thì làm, nhưng đừng có đưa anh ta ra tòa. Vì đến lúc được kiện, trả chi phí
thuê cảnh sát và quan tòa, thì bạn đã có thể mất luôn thêm con bò của bạn.
Ngoại trưởng James A. Baker III kể
cho các phóng viên tháp tùng ông ta, câu chuyện ông ta nghe lại từ Chủ tịch
Liên xô, ông Mihail Gorbachev. Gorbachev muốn giải thích cho Baker về những khó
khăn tâm lý mà nước Nga gặp phải, trong chặng đường quá độ sang chủ nghĩa tư bản:
Một nông dân Nga tìm thấy một cây đèn bên đường. Ông ta xoa lên cây đèn.
Một vị thần hiện ra và nói sẽ thực
hiện bất cứ điều gì người nông dân ước ao.
Người này nói: “Ông biết không,
tôi chỉ có ba con bò, trong khi Igor, anh hàng xóm có tới 10 con”.
“Vậy có phải nay ông muốn có 20
con bò?”. Vị thần hỏi lại
“Không”, người nông dân trả lời,
“tôi muốn ông giết đi bảy con bò của thằng cha Igor!”
Nhìn nước Mỹ, người ta đã nhận xét
rằng đó là một cỗ máy do các thiên tài thiết kế để thậm chí những kẻ ngu ngốc
cũng có thể điều hành.
Bạn hãy coi Bầy Thú Điện Tử như một
đàn linh dương đang tìm ăn ở một đồng cỏ châu Phi vậy. Khi con đầu đàn phát hiện
thấy một vật di chuyển trong một bụi cây gần đó thì nó sẽ không thầm thì với
con linh dương bên cạnh, “Này, tao thấy hình như có con sư tử đang lẩn quất
trong bụi cây.” Không có chuyện như vậy. Con linh dương đó sẽ lồng lên chạy,
khiến cả đàn lao theo, và nó cũng sẽ không chạy một đoạn ngắn rồi dừng lại.
Chúng sẽ chạy thẳng qua biên giới, sang một nước bên cạnh và sẽ đè bẹp tất cả
những sinh vật nhỏ nhoi trên đường di chuyển. Vậy thì làm thế nào để bạn có thể
đề phòng đất nước của bạn khỏi những tai họa như vậy? Trả lời: Bạn cắt bớt bụi rậm
đi, làm cho lối đi quang quẻ, để lần sau, khi bầy linh dương nhìn thấy những vật
gì lay động chúng sẽ nghĩ: “Không sao đâu. Ta thấy nó rồi. Chẳng qua là một con
thỏ thôi”.
Hoa Kỳ được như ngày hôm nay là nhờ
có 200 năm thăng trầm với những chu kỳ khủng hoảng trong việc đầu tư vào ngành
đường sắt, những đổ bể trong hệ thống ngân hàng, những cuộc phá sản lớn, độc
quyền sinh ra và độc quyền bị tiêu diệt và vụ vỡ thị trường chứng khoán năm
1929 và vụ khủng hoảng tín dụng và các khoản vay trong những năm 80. Không có
chuyện nước Mỹ bẩm sinh đã trở nên giàu có.
Compaq khởi đầu bằng cách đi nhanh
hơn IBM trong việc thải bỏ sự cũ kỹ một cách sáng tạo.
Một lý do khiến cho Internet phát
triển quá nhanh là do hệ thống này sử dụng hệ tiêu chuẩn chung.
Trong một xã hội khóa kín, bao giờ
bạn cũng phải chiếm giữ một bí quyết nào đó để tồn tại, vì bao giờ ở ngoài đời
cũng có một sáng kiến mới nào đó xuất hiện và bạn phải cố đoạt cho được. Những
xã hội đóng kín không phải là không thể sáng tạo, nhưng chúng không có được môi
trường và khả năng cho phép luôn đổi mới, luôn sáng tạo nhiều như trong những
xã hội mở. Sống trong một xã hội mở cửa, sức mạnh của bạn đến từ chính sự cởi mở
và tinh thần sáng tạo và sự hăng say do sự cởi mở mang lại.
Nếu Mexico mà là một cổ phiếu thì
sao nhỉ…
Tôi xin giới thiệu “Lý thuyết những
vòng cung vàng ngăn ngừa xung đột,” rằng một đất nước khi tiến tới một mức độ
phát triển kinh tế, nơi có một tầng lớp trung lưu có khả năng hỗ trợ cho một
chuỗi các tiệm McDonald’s, thì đất nước đó trở thành đất nước McDonald’s. Và
dân chúng ở đất nước này không phải chinh chiến nữa, họ thà dùng thời gian để xếp
hàng mua bánh kẹp thịt còn hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách
này được đặt tên là “Chiếc Lexus và cây Ô liu.” Mặc cho toàn cầu hóa, dân chúng
vẫn bám giữ lấy văn hóa, ngôn ngữ và mảnh đất mà họ gọi là quê hương. Họ sẽ hát
về gia đình, khóc than cho gia đình, chinh chiến và hy sinh vì quê hương. Chính
vì thế mà toàn cầu hóa sẽ không chấm dứt những tham vọng mang tính địa-chính trị.
Xin nhắc lại cho những người theo phái thực tế đang đọc cuốn sách này: toàn cầu
hóa sẽ không chấm dứt địachính trị.
Năm 1979, ở Trung Quốc không có
nhà hàng McDonald’s. Đặng Tiểu Bình lúc đó đã bắt đầu mở cửa đất nước này ra thế
giới. Khi sang hội nghị thượng định với Tổng thống Carter ở Mỹ, Đặng tình cờ
nói rằng khi về nước ông ta sẽ xâm lược Việt Nam vì Việt Nam đang trở nên ngạo
mạn và kẻ cả. Carter cố gắng thuyết phục ông ta bỏ ý định đó, giải thích rằng
làm như thế sẽ làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc (không phải là kinh tế Trung Quốc),
nhưng Đặng không nghe và đã tiến hành xâm lược Việt Nam.
“sét đánh ngang byte”
Tôi thấy hay quá. Một phụ nữ trẻ Hồi
giáo viết bài cho thế giới trên Internet kể về đất nước của chị vậy mà chính phủ
không biết đến. 10 năm trước làm sao có chuyện như vậy, không nói đến 100 năm.
Nhưng đây là hình tượng của tương lai. Ngày nay một số chương trình truyền hình
và tờ báo được ưa thích nhất ở Trung Đông được các công ty tư nhân phát đi từ
châu Âu và nằm ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ trong khu vực.
Một lần tôi đi bộ trên đường phố
Teheran cùng một cộng tác viên của báo The New York Times, cũng một phụ nữ 21
tuổi người Iran nhưng đã Âu hóa nhiều. Chúng tôi trao đổi về chủ đề dầu lửa ảnh
hưởng ra sao tới nền chính trị của Iran, đặc biệt về việc dầu lửa đã cho phép
các vị trưởng giáo tiếp tục cầm quyền trong một thời gian quá dài, vì thu nhập
từ dầu lửa đã bù trừ cho hoạt động kinh tế yếu kém dưới chế độ Hồi giáo. Dầu lửa,
chứ không phải lòng tin Hồi giáo, chính là vũ khí bí mật của Iran. Nếu không có
sự cứu giúp về tài chính mà thu nhập từ dầu lửa mang lại, thì các vị trưởng
giáo đã phải mở cửa đất nước và khoác lên mình chiếc áo nịt nạm vàng – đơn giản
vì nền kinh tế ở đây không thể tăng trưởng kịp để cáng đáng mức tăng dân số mà
không cần đến những đầu tư lớn từ nước ngoài. Và nữ đồng nghiệp của tôi nói một
câu mà tôi nhớ mãi, về đất nước Iran: “Nếu không có dầu lửa thì chúng tôi có thể
phát triển như Nhật Bản.”
Càng ở ngành ngoại giao lâu tôi
càng có cảm giác mình lạc vào một cảnh của câu chuyện Chùm nho uất hận trong đó
viên chức ngân hàng đến siết nhà của người nông dân và người này đã dọa bắn chết
ông ta, nhưng viên chức đó nói đó không phải lỗi của ông, vì ông chỉ là người
thừa hành lệnh của một tổ chức. Và người nông dân hỏi đến bao giờ mới kết thúc
được điều đó? Tôi phải bắn ai bây giờ? Vị quan chức nhà băng trả lời, ‘tôi không
biết, hình như không có ai cho anh bắn đâu.’”
Ở đây, chúng tôi gắn bó với những
cây ô liu, Chris, chứ không phải xe hơi Lexus. Tôi sinh trưởng trong một bộ tộc
ở Syria, bộ tộc Alawites. Có nghĩa là nếu tôi bộc lộ sự nhu nhược thì đa số dân
Hồi giáo ở đây sẽ lột da tôi và ném nắm xương của tôi sang vệ đường. Tôi không
nói ẩn dụ đâu, Chris. Đã bao giờ ông thấy một người đàn ông đang sống bị lột da
chưa? Sáng nào tôi cũng nghĩ về điều đó, Chris – thay vì nghĩ về Amazon.com.
Chúng tôi đang sống trong một rừng rậm thực sự chứ không phải là rừng ảo. Chính
vì thế tôi có thể nghèo chứ không yếu ớt, và dân chúng không muốn thấy tôi yếu ớt.
Họ hàm ơn với sự ổn định mà nắm đấm thép của tôi tạo ra. Chúng tôi có một tục
ngữ Ả rập: “Một trăm năm thống trị bạo tàn còn hơn một ngày phải chịu đựng sự
vô chính phủ.”
“Ông có biết người Mỹ làm tôi bực
dọc ra sao không – các vị kiểu gì cũng tham. Các vị dạy đời mọi người về các
giá trị, về tự do, nhưng khi những giá trị đó cản trở lợi ích chính trị hay
kinh tế của các vị thì các vị quên chúng ngay lập tức. Vậy thì đừng có nói với
tôi về giá trị, Chris. Chính các ông mới cần phải tự quyết ngay xem có muốn trở
thành siêu cường, đại diện cho các siêu giá trị, hay chỉ là loại lái buôn, đại
diện cho các siêu thị. Hãy quyết định đi. Cho tới ngày đó thì hãy tránh tôi ra.
Và, này Chris, tôi trả lại cho ông cái điện thoại di động diêm dúa này. Tôi
không có ai bên ngoài Syria để gọi tới cả.”
Nhà văn Thomas Wolfe đã nói, “Bạn
không thể quay về nhà nữa,” nhưng tôi sợ rằng ông ta đã sai lầm. Trong toàn cầu
hóa, bạn sẽ không thể rời khỏi nhà để đi ra bên ngoài được nữa. Vì toàn cầu hóa
đã tạo ra một thị trường đơn chiếc – với những nền kinh tế mở theo quy mô cho
phép một thương vụ và sản phẩm có thể đồng loạt được bán ở mọi nơi trên thế giới
– toàn cầu hóa có thể đồng hóa sức tiêu thụ đồng loạt trên thế giới. Và vì
trong khái niệm một thế lực đồng hóa và gặm nhấm môi trường, toàn cầu hóa đang
đến thật nhanh và chỉ trong vài thập niên, nó có thể xóa đi sự đa dạng về môi
sinh và văn hóa, những thành tựu phải mất hàng triệu năm tiến hóa của con người
và sinh vật mới xây dựng được.
Nhưng những sự tàn phá giờ đây xảy
ra nhanh chóng quá và thường không thể đảo ngược được, ông nói. “Nếu bạn mất một
quả núi tức là mất hẳn, không tài nào nặn lại được nó nữa. Nếu bạn mất đi một
khu rừng, bạn có thể trồng lại nhưng như thế sẽ làm mất vĩnh viễn sự đa dạng
sinh thái – cây cối và động vật. Tôi lo rằng trong một thập niên nữa, những nhà
môi trường như chúng tôi sẽ không còn gì để bảo vệ nữa.”
Làm gì bây giờ? Liệu chúng ta có
xây dựng được một phương thức toàn cầu hóa bền vững về môi trường? Một hy vọng
đó là kỹ thuật sẽ phát triển để giúp chúng ta bảo vệ những khu vực xanh tươi
nhanh hơn là mức giày xéo của Bầy Thú Điện Tử. Robert Shapiro của công ty
Monsanto đã nói: “Dân số nhân với niềm háo hức được sống mức sống trung lưu,
chia cho số công cụ kỹ thuật hiện có hiện đang gây sức ép không chịu nổi đối với
hệ sinh thái trên hành tinh. Khi ba người sống gần một hồ nước ném rác xuống hồ
thì vẫn chưa sao. Nhưng khi 30 ngàn người cùng ném rác, thì bạn sẽ phải tính kế
để không sản sinh ra từng đó rác rưởi, hay xử lý rác rưởi, hay giảm số người tạo
ra rác – nếu không thì cái hồ đó sẽ không còn ở đó nữa.”
Trong thời Chiến tranh Lạnh, chưa
nói đến những thời kỳ trước đó, đất nước và các luồng văn hóa khác nhau đã
không cọ xát thường xuyên, trực tiếp và cởi mở như hiện nay. Đi lại khó khăn
hơn nhiều và có vô số những tường, rào, màn sắt, thung lũng và đường hào để che
dấu và nuôi dưỡng những mảng văn hóa riêng. Nhưng ngày nay các nền văn hóa trở
thành món ăn cho giới tiêu dùng thưởng thức, so sánh và đặt vào thế đối chọi
nhau, thông qua Internet, TV đa hệ màu và việc mở cửa biên giới, theo phong
cách tàn bạo của học thuyết Darwin. Đến thăm một địa phương hẻo lánh phía đông bắc
Trung Quốc để xem nơi đó lạc lõng khỏi toàn cầu hóa ra sao, vậy mà tôi gặp các
cô gái làng chơi trẻ chân đi giày ống. Dạo bước ở sân bay Singapore tôi thấy có
hai phụ nữ Ấn Độ mặc trang phục truyền thống đang ngồi chăm chú xem cảnh đấu vật
kiểu Mỹ trên kênh truyền hình cáp Sky TV của ông Rupert Murdoch. Tôi không thể
không thầm nhủ khi thấy họ xem những đô vật mặc theo lối Tarzan đang quần thảo:
không hiểu họ nghĩ gì trong đầu. Kết nối với toàn cầu hóa mà thiếu những hệ điều
hành và phần mềm thích hợp thì trong nháy mắt nó sẽ làm kinh tế của nước bạn
tan rã. Kết nối với toàn cầu hóa nếu không có những hệ thống bảo hiểm chống quá
tải thì trong nháy mắt nó sẽ rải xi măng lên toàn bộ các vùng rừng của nước bạn.
Mở cửa biên giới của bạn, cho phép văn hóa toàn cầu hóa tràn vào, mà nếu thiếu
các thiết bị sàng lọc, bạn sẽ cảm thấy đêm nay, trước đi ngủ gia đình của bạn
còn là người Ấn Độ, Ai Cập, Israel, Trung Quốc hay Brazil, nhưng sáng hôm sau bạn
sẽ thấy con gái bạn ăn mặc như ca sĩ Ginger Spice và con trai thì mặc giống như
võ sĩ Hulk Hogan.
Khi tôi hỏi vì sao chủ đề đó quan
trọng đối với ông, Gujral, người đang bận một tấm áo truyền thống của Ấn Độ,
nói rằng nếu không bảo tồn dù chỉ vài cây ô liu trong sân nhà bạn, thì bạn sẽ
không bao giờ có cảm giác tổ ấm gia đình ngay khi bạn ở nhà. “Cội nguồn của tôi
ở đâu?” ông ta hỏi to. “Cội nguồn của tôi chính là thực tế tôi đang sống ở đây,
Ấn Độ. Cội nguồn của tôi là việc nghe thấy có ai đó đọc vài câu thơ bằng tiếng
bản xứ, tiếng hát bản xứ nghe được khi tôi dạo bước xuống phố. Khi tôi ngồi tiếp
anh trong nhà tôi, mặc tấm áo truyền thống. Truyền thống của chúng tôi đã một
ngàn năm. Không có chuyện xóa sổ nó nhanh như thế. Thế giới sẽ giàu đẹp hơn nếu
duy trì được sự đa dạng và màu sắc, khuyến khích các bản sắc văn hóa.”
Tôi nghiền ngẫm ý tưởng đó ở
Jerusalem vào một buổi chiều cùng bạn tôi, Yaron Ezrahi, một nhà chính trị học
và anh ta đã đưa ra một nhận xét: “Cậu có biết không, Tom, có hai cách để có thể
khiến cho một người cảm thấy vô gia cư – thứ nhất là đốt nhà anh ta, và cách thứ
hai là làm cho căn nhà của anh ta trông giống hệt và gây cảm giác giống hệt như
nhà của tất cả những người khác.”
Nhưng cái khoảng cách giữa những kẻ
thắng và người thua trong kinh tế toàn cầu phản ánh trong những đồng lương thể
thao vừa kể, đã nảy sinh những hậu quả xã hội. Người giàu
và người nghèo ngày càng sống cách
biệt, cho con cái đến học ở những trường khác biệt, sống ở những khu khác biệt,
mua sắm đồ ở những tiệm khác biệt và đến thưởng thức thể thao ở những nơi khác
nhau –, tồi tệ hơn, có người đến được, người không.
Ông ta nói về mặt tri thức thì ông
đã hiểu rằng đốn gỗ không còn là nghề hữu ích. Nhưng đồng thời ông cũng nhận ra
rằng dân chúng trong thị trấn chưa thực sự sẵn sàng sống cuộc sống không có nghề
đốn gỗ. Chúng tôi nói chuyện trong khoảng 30 phút, sau khi kết thúc cuộc phỏng
vấn, tôi cám ơn và đóng máy tính IBM ThinkPad lại, ông ta quay sang nói với
tôi, “Bây giờ tôi muốn hỏi anh chuyện này.”
“Dân làng tôi không thể sinh nhai
bằng cách đốn gỗ trong rừng và chúng tôi không được trang bị để sống với máy vi
tính. Cha và ông tôi dựng cơ nghiệp bằng cách chặt gỗ trong rừng và con cái
chúng tôi có thể kiếm sống bằng Internet. Nhưng còn thế hệ chính chúng tôi, thế
hệ kẹt ở giữa thì làm gì bây giờ?”
Thị trưởng Birschner đại diện cho
một thế hệ trên thế giới ngày nay cảm thấy bị toàn cầu hóa đe dọa vì họ sợ rằng
họ không có những kỹ năng hay sức lực để gia nhập vào cái “Thế giới Đi nhanh”.
Tôi xin gọi họ là “những con rùa.” Vì sao? Vì các thương gia kỹ thuật cao trong
Thung lũng Silicon thường bao giờ cũng so sánh thứ nghề siêu kỹ thuật của họ với
câu chuyện về con sư tử và loài linh dương nhỏ trong rừng rậm. Mỗi đêm trước
khi đi ngủ, con sư tử đều lo nghĩ là sáng hôm sau, khi mặt trời mọc, liệu có đủ
sức để đuổi cho kịp những con linh dương nhỏ yếu, nếu không thì sẽ phải chịu
đói. Và mỗi đêm khi đi ngủ, con linh dương đều lo nghĩ xem sáng hôm sau, khi mặt
trời mọc, liệu có đủ sức để chạy nhanh, thoát cho được những hàm sư tử, nếu
không sẽ mất mạng. Nhưng có một điểm tương đồng mà hai bên cùng lo nghĩ, đó là
vào sáng hôm sau, khi mặt trời mọc, cả hai bên đều phải ra sức mà chạy cho
nhanh. Và đó cũng là câu chuyện của toàn cầu hóa.
Đối với những con rùa đói nghèo nhất
trong thế giới đang phát triển, những kẻ thực sự bị toàn cầu hóa bỏ rơi, họ sẽ
chống toàn cầu hóa bằng cách tiếp tục đốt phá thiên nhiên mà không giải thích,
thanh minh hay đưa ra một tư tưởng nào về việc đó. Tại Indonesia, họ sẽ tấn
công các tiệm hàng của thương nhân người Hoa, chiếm dụng tài sản. Tại Nga, họ sẽ
bán vũ khí cho Iran hoặc gia nhập giới tội phạm. Tại Brazil, họ sẽ đốn cho hết
những mảng rừng tự nhiên hoặc gia nhập phong trào nông dân mang tên “Sem Teto”
(Không nhà), trộm cắp để kiếm sống. Có khoảng 3,5 triệu những người như thế sống
ở Brazil – những nông dân thiếu đất đai, sống trong khoảng 250 khu trại trên khắp
đất nước. Có lúc họ sống bên vệ đường, chờ đến khi người khác phải trả tiền thì
họ mới dọn đi, có lúc họ vào cướp bóc các siêu thị, cướp nhà băng, hay ăn cắp
xe tải. Họ không có cờ hiệu, không có cương lĩnh. Họ chỉ có nhu cầu và hoài bão
của riêng họ. Chính vì thế điều chúng ta đã và đang chứng kiến ở nhiều nước,
là, thay vì một đám đông đoàn kết chống toàn cầu hóa, ta chỉ thấy dập dìu những
làn sóng tội phạm – những người chống đối chỉ vơ vét những gì bản thân họ cần,
dệt cho được những mạng lưới an sinh xã hội mà không cần nghĩ đến chuyện xây dựng
học thuyết hay ý thức hệ.
Tôi nói với Adeeb rằng tôi cũng
mong muốn đoàn tàu toàn cầu hóa chạy chậm lại, nhưng ở đầu tàu, tôi không thấy
ai đang cầm lái.
Nhân chủ đề đó, nhà thiết kế của
chúng ta chắc chắn sẽ thiết kế một đất nước sẵn sàng chào đón dân nhập cư mới,
về nguyên tắc sẽ cho phép bất cứ ai lên được bờ biển nước Mỹ thì, theo hiến
pháp, sẽ được đối xử như dân chúng trong nước. Điều đó khiến đất nước này có thể
tận dụng được những bộ óc giỏi nhất thế giới, tập trung chúng vào những công
ty, trung tâm y tế và các trường đại học. Khoảng một phần ba các kỹ sư và nhà
khoa học ở Thung lũng Silicon là những di dân, sinh ra ở nước khác, những người
đã đến đó, nghiên cứu rồi lại chuyển giao sản phẩm và giá trị khoa học ra thế
giới. AnnaLee Saxenian, chuyên gia về đô thị của Đại học California ở Berkeley
cho biết nghiên cứu của Viện Chính sách California năm 1996 tìm ra rằng: Di dân
Trung Quốc và Ấn Độ trực tiếp điều hành 1.786 công ty kỹ thuật cao của Silicon,
doanh thu tổng cộng 12,6 tỷ đô-la và 46.000 nhân viên. Donald Rice, cựu lãnh đạo
công ty Teledyne, đã thành lập một hãng công nghệ sinh học, hãng UroGenesys vào
năm 1997 để nghiên cứu các phương pháp chữa các bệnh tuyến tiền liệt. Ông ta đặt
công ty mới của mình ở Santa Monika, California. Một hôm ông miêu tả cho tôi về
đội ngũ nhân viên của ông: “Chúng tôi có 19 nhân viên. Ba trong số đó sinh ra ở
Việt Nam, hai nhà khoa học và một nhân viên hàng chính; hai người sinh ở
Canada, cả hai là nhà khoa học; một người sinh ra ở Nhật, nghiên cứu; một khoa
học gia sinh ở Peru; một khoa học gia sinh ở Malaysia; một khoa học gia sinh ở
Trung Quốc; một khoa học gia sinh ở Iran; một sinh ở Ấn Độ. Còn lại là người
sinh ở Mỹ. Tôi không thể tìm một đất nước nào khác trên thế giới mà có thể có một
đội ngũ như vậy.” Đúng thế. Có ai đó đã cố gắng để vào quốc tịch Nhật Bản bao
giờ chưa? Hay là quốc tịch Thụy sĩ? Để trở thành người Nhật bạn hầu như phải là
người sinh ra ở Nhật. Để trở thành người Thụy Sĩ bạn hầu như phải là người sinh
ra ở Thụy Sĩ. Để trở thành người Mỹ bạn chỉ cần muốn thành người Mỹ. Nhưng khi
quốc tịch chỉ là vấn đề pháp luật, không liên quan gì đến sắc tộc, chủng tộc
hay quốc gia, thì sẽ dễ dàng hơn cho một đất nước thu phục tài năng. Một người
bạn tôi trong Thung lũng Silicon hay nói: “Tôi không sợ người Nhật hay người
châu Á nào khác. Người gốc Á của chúng tôi lúc nào cũng sẽ thành công hơn người
Á ở châu Á.”
Nhà kiến trúc đó chắc chắn sẽ tạo
ra một đất nước có thị trường lao động linh hoạt nhất thế giới – thị trường cho
phép nhân công di chuyển từ vùng kinh tế này sang vùng khác, cho phép các công
ty tương đối dễ dàng tuyển dụng hay sa thải nhân công. Trong một thời kỳ phát
triển nhanh chóng thì khả năng di chuyển dễ dàng thật là quan trọng. Ở Hoa Kỳ,
hôm nay bạn mất việc ở Maine thì ngày mai bạn có thể tìm được việc mới ở San
Diego, nếu bạn sẵn sàng đi lại. Nếu ở Tokyo mà bạn mất việc hôm nay thì theo
tôi bạn không nên tìm việc mới ở Seoul ngày hôm sau. Nếu ngày hôm nay bạn bị mất
việc ở Munich, ngay cả khi châu Âu đã trở thành một liên hiệp với đồng tiền và
thị trường chung, thì bạn vẫn rất khó tìm việc ở Milan vào ngày hôm sau. Đó là
những khó khăn nhãn tiền đối với thế giới ngoài nước Mỹ.
Kiến trúc sư của chúng ta sẽ thiết
kế một đất nước có lòng bao dung với những người có lối sống khác thường, ví dụ
những anh chàng để tóc kiểu đuôi ngựa, hay những cô nàng gắn vòng lên cánh mũi,
chính họ cũng có thể là những người giỏi toán và giỏi thiết kế phần mềm vi tính.
Hoa Kỳ là đất nước mà phút trước có người đứng lên bỏ cuộc: “Điều đó không thể
làm được,”thì sẽ có ngay một người khác bước vào tuyên bố: “Tôi vừa thực hiện
thành công điều đó.” Avram Miller, Phó chủ tịch của hãng Intel, nói: “Người Nhật
không hiểu được điều đó, vì họ chú trọng vào sự đồng bộ. Nếu phải sản xuất hàng
tỷ mặt hàng giống hệt nhau, thì người Nhật là chuyên gia hàng đầu trên thế giới,
và chúng tôi vì thế cứ nghĩ họ là thần đồng. Nhưng ngày nay, thế giới không muốn
có nhiều mặt hàng giống hệt nhau, đồng bộ. Và trong thế giới ngày nay, nơi có
người này thích thứ này, người kia thèm thứ khác – và công nghệ cho phép có thể
sửa đổi điều chỉnh [cho thị hiếu riêng của từng khách hàng] – thì Hoa Kỳ quả là
có lợi thế.”
Nhưng xin nhớ cho: Mới một thập kỷ
trước, người Á và người Âu dường như chiếm thượng phong, lúc đó ai ai cũng tin
rằng Hoa Kỳ đang vào thời suy vong. Giờ đây, như John Neuffer, một nhà phân
tích người Mỹ ở Viện Nghiên cứu Tokyo nói với báo The New York Times, mọi sự đã
xoay chiều: “Nhật Bản chưa thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm, và Hoa Kỳ chưa
thấy được bờ vực để rơi.”
Không phải vì trong những xã hội
đó không có những bộ óc doanh nghiệp phù hợp với thời đại. Óc của Pháp cũng giống
óc của Mỹ. Câu hỏi duy nhất là: bối cảnh kinh tế và xã hội ra sao để phát huy
tài năng từ những bộ óc đó? Lý do vì sao nhiều kỹ sư phần mềm người Pháp theo
nhau sang Thung lũng Silicon là vì họ cảm thấy không thể làm ăn được trong hệ
thống của nước Pháp ngày nay. Ngày 21/3/1998, tờ Washington Post đăng bài về nạn
chảy máu chất xám từ Pháp sang Thung lũng Silicon, chỉ ra nguyên nhân nằm ở chỗ
khả năng linh hoạt của hệ thống Hoa Kỳ: Reza Malekzadeh, một sinh viên 24 tuổi,
tốt nghiệp từ một trong những đại học về thương mại tốt nhất của Pháp đã chuyển
sang Hoa Kỳ, đổi việc làm ba lần trong ba năm và đã trở thành giám đốc điều
hành cho hãng Softway International, Inc., tại San Francisco. “Ở Pháp tôi không
thể làm được những điều như tôi đang làm ở đây,” anh này nói. “Ở Pháp, đến lúc
bạn 50 tuổi mà người ta vẫn nói về bạn như là một [sản phẩm] của cái trường mà
bạn đi học. Ở đây người ta chỉ quan tâm tới những gì bạn làm được, không quan
tâm đến bạn bao nhiêu tuổi hay đi học trường nào 15 năm trước đây.” Anh ta nay
là một trong số 40.000 công dân Pháp đang sống ở vùng Bắc California. Nếu hoàn
cảnh ở Pháp thay đổi thì chắc chắn những người Pháp đó sẽ lại theo nhau hồi
hương, và những người Pháp khác sẽ ít sang Thung lũng Silicon hơn.
Tôi rất hy vọng là Hoa Kỳ sẽ tận dụng
một cách thông minh những nguồn tài sản của mình, và tôi không nghĩ chỉ có mình
tôi là người có tư tưởng lạc quan đến thế. Nhưng nếu Hoa Kỳ chủ quan thì phát
triển sẽ trở thành trì trệ – mặt trời lên thì sẽ có lúc mặt trời lặn. Chính vì
thế bao giờ tôi cũng tin vào câu nói của Bộ trưởng Tài chính Larry Summers, nói
về Hoa Kỳ trong những năm 90: “Điều duy nhất khiến chúng ta lo sợ chính là khi
nghĩ rằng chúng ta không sợ một điều gì cả.”
Tôi là người tin vào cái triết lý
về năm cây xăng trên thế giới. Đúng thế: tôi tin rằng bạn có thể rút gọn các nền
kinh tế thế giới ngày nay thành năm cây xăng khác nhau.
Trước hết là cây xăng Nhật Bản.
Giá 5 đô-la một gallon. Bốn nhân viên mặc đồng phục và đeo găng tay trắng, hưởng
biên chế suốt đời, phục vụ bạn. Họ bơm xăng vào xe của bạn. Họ thay dầu. Họ rửa
kính xe, và họ vẫy theo bạn với những nụ cười, bạn ra đi thảnh thơi.
Cây xăng thứ hai nằm ở Mỹ. Giá
xăng chỉ có 1 đôla một gallon, nhưng bạn phải tự bơm lấy xăng, tự rửa kính xe,
tự bơm lốp xe. Và khi bạn lái xe ra khỏi đó thì có những kẻ vô gia cư sẽ nhăm
nhăm để vặt nắp đậy bánh xe của bạn.
Cây xăng thứ ba ở Tây Âu. Giá xăng
cũng là 5 đô-la một gallon. Chỉ có một nhân viên ra phục vụ. Anh ta miễn cưỡng
bơm xăng cho bạn, phụng phịu thay dầu, và cằn nhằn suốt buổi rằng nghiệp đoàn của
anh ta nói anh chỉ làm có thế – bơm xăng và thay dầu. Anh ta không rửa kính xe.
Anh ta chỉ làm có 35 giờ một tuần, mỗi ngày nghỉ ăn trưa một tiếng rưỡi, trong
thời gian đó, cây xăng sẽ đóng cửa không phục vụ. Mỗi năm anh ta có sáu tuần
nghỉ phép ở vùng phía nam nước Pháp. Bên kia đường là nơi ở của hai người anh
và một ông cậu của anh ta, cả ba người không có công ăn việc làm suốt 10 năm vì
chế độ bảo hiểm ở đây trả cho họ hậu hĩnh hơn là công việc trước kia họ có. Họ
dành thời gian chơi bóng với nhau.
Cây xăng thứ tư ở một nước đang
phát triển. Có 15 nhân viên phục vụ, tất cả bọn họ có quan hệ họ hàng với nhau.
Khi bạn lái xe vào thì chẳng ai để ý đến bạn vì họ đang mải nói chuyện với
nhau. Xăng có giá chỉ 35 xu đô-la một gallon vì được nhà nước trợ giá. Nhưng
trong sáu vòi bơm chỉ thấy có một vòi hoạt động. Những vòi khác bị hỏng. Mọi
người đang chờ linh kiện thay thế gửi từ châu Âu sang. Cây xăng có nhà xưởng xộc
xệch vì người chủ sống ở Zurich và khi về đã mang theo toàn bộ doanh thu. Nhưng
người chủ không biết rằng một nửa số nhân viên của ông ta đêm đến thì vào ngủ
trong xưởng và dùng vòi nước rửa xe để tắm táp. Phần lớn những khách hàng ở các
nước đang phát triển đi bằng xe Mercedes hoặc xe máy – không có thứ xe nào
khác. Nhưng cây xăng vẫn là nơi bao giờ cũng bận rộn, vì có nhiều người đi xe đạp
vào dùng bơm miễn phí để bơm săm xe đạp của họ.
Sau cùng là cây xăng trong một nước
có nền kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu bao cấp. Giá xăng ở mức 50 xu đô-la một
gallon – nhưng không có xăng trong téc – vì bốn nhân viên ở đó đã đem xăng bán ở
chợ đen với giá 5 đô-la một gallon. Chỉ có một nhân viên có mặt làm việc, vì ba
người kia đang làm nghề phụ ở đâu đó cũng để phục vụ cho nền kinh tế chợ đen. Mỗi
tuần họ có mặt một lần để nhận lương.
Về đại thể, thì trong thời toàn cầu
hóa, ai ai cũng bị lôi cuốn tới cái trạm xăng của Hoa Kỳ. Nếu bạn không phải là
người Mỹ, không biết tự bơm xăng lấy, thì tôi gợi ý bạn nên sớm đi học cách bơm
xăng. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa đang khoác chủ nghĩa tư bản phong cách
Anglo-Mỹ và chiếc áo nịt nạm vàng lên toàn thế giới. Nó áp đặt lên toàn cầu thứ
văn hóa và hình tượng văn hóa kiểu Mỹ. Nó áp đặt lên toàn cầu cả giá trị lẫn
rác rưởi của Mỹ. Nó áp đặt cuộc Cách mạng Mỹ và cây xăng theo lối Mỹ.
Một chân dung nước Mỹ tiêu biểu được
khắc họa trong bức tranh Mái vòm nước Mỹ của tác giả Grant Wood, trong đó đặc tả
cảnh một cặp vợ chồng cầm trong tay gậy xỉa rơm, mặt mũi nghiêm trang, đứng
trong một trang trại nhìn ra ngoài. Nhưng ngày nay đối với nhiều người, hình ảnh
nước Mỹ sẽ là một cặp thanh niên khoảng ngoài 20 tuổi, kỹ sư phần mềm máy tính,
tóc dài, đi dép xăng đan, cổ đeo chuỗi hạt, mũi xăm trổ, và chân dính sơn. Đó
là hình ảnh của họ khi xuất hiện ở nước ngoài. Họ đến đạp cửa trước của nhà bạn,
vào nhà thay đổi vị trí đồ đạc, nhồi vào miệng của bạn đầy một thứ bánh
McDonald’s, nhồi sọ con cái của bạn những ý tưởng quái lạ, ném một thiết bị thu
truyền hình cáp lên TV nhà bạn, gắn một thiết bị nối Internet vào máy vi tính của
bạn và nói: “Truy cập hay là chết.”
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông
Shri Yashwant Sinha, có lần đã nói với tôi về quan hệ giữa Mỹ và thế giới ngày
nay: “Không còn đối trọng, không còn sự cân bằng. Những gì các vị nói đã trở
thành luật lệ.”
Dân chúng liều chết vượt biển để
sang Mỹ, chứ không sang Trung Quốc.
Mỗi người lao động cần hiểu rằng an
ninh kinh tế trên thế giới ngày nay, khi không còn những bức tường rào cản,
không còn do một nhà nước phúc lợi chu cấp hay một thứ thẻ nghiệp đoàn quy định.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật thay đổi đến mức chóng mặt và các công ty
không bị nhiều cản trở như trước, thì chỉ có kỹ năng đào tạo mới và việc duy
trì đào tạo mới giúp cho con người ta giữ được công ăn việc làm. “Trong sự nghiệp
của bạn, tri thức giống như sữa vậy, “ Louis Ross, kỹ thuật viên chính của hãng
xe hơi Ford cho biết. Ross nói tiếp: “Thường trên các bịch hay chai lọ đựng sữa
có dán nhãn hạn sử dụng. Vậy hạn sử dụng một tấm bằng kỹ sư ngày nay là 3 năm.
Sau ba năm, nếu kỹ sư này không trau dồi và đổi mới kiến thức, thì sự nghiệp của
anh ta sẽ đi tong.” Jim Botkin và Stan Davis viết trong cuốn sách của họ Quái vật
dưới gầm giường rằng trong một nền kinh tế tri thức, bạn không những kiếm sống
mà bạn còn “học cách kiếm sống.”
Hãy tưởng tượng việc tham gia vào
kinh tế toàn cầu ngày nay không khác gì việc lái một chiếc xe đua tham dự giải
Thể thức Một. Chắc chắn sẽ có ai đó trong cuộc đua lái chệch xe đâm vào tường,
đặc biệt nếu tay đua trên chiếc xe đó vài năm trước chỉ điều khiển được những
con lừa. Bạn có hai lựa chọn. Cấm cuộc đua Thể thức Một. Như vậy sẽ không xảy
ra tai nạn. Nhưng sẽ không có tiến bộ. Hay bạn hãy làm tất cả những điều có thể
để giảm chấn động và hậu quả của những vụ xe lạc lối tông vào tường – bạn có thể
để sẵn một xe cứu thương túc trực, với đội ngũ bác sĩ và nhiều máu thuộc các
nhóm khác nhau để truyền. (Trên thị trường, chúng sẽ là IMF, nhóm G7 và các
ngân hàng lớn, có khả năng chuyển tiền vào để phòng trừ nguy cơ kinh tế sụp đổ.)
Đồng thời, bạn có thể thiết kế các đời xe đua bền chắc hơn. (Mỗi nhà đầu tư nên
chi trả thêm để đánh giá các hệ điều hành và luật lệ trong các thị trường mới nổi
xem chúng có khả năng sử dụng ngân khoản đúng đắn và làm ra lãi để trả nợ hay
không.) Bạn có thể chú trọng huấn luyện các tay đua. (Đảm bảo rằng IMF, giới đầu
tư và các ngân hàng thường xuyên đòi hỏi thêm các thông số chính xác về kinh tế
các nước, đặc biệt các ngân khoản ngắn hạn được sử dụng ra sao.) Và sau cùng, bạn
nên chất rơm, hay đệm mềm xung quanh các đường đua phòng trường hợp các xe đua
trượt khỏi đường đua đâm vào đó. Nhưng bạn không nên chất quá nhiều rơm hay đệm,
vì làm như thế sẽ lấn vào đường đua. (Thể lệ và quy tắc ngân hàng và tài chính
phải được kiện toàn, phải có các hệ thống bảo hiểm và những chuông báo động để
tìm ra và cắt ngòi nổ các nguyên nhân khủng hoảng.)
< 21/7/2020 >
Hóng đoạn tiếp theo, nếu Mexico là một cổ phiếu...có phải đang muốn nhắc tới Mexico là sân sau của Hoa Kỳ không hề???
Trả lờiXóa