TƯ DUY 4.0 - CUỘC CÁCH MẠNG GIẢI HÓA LẦN THỨ 2
TƯ DUY 4.0 - CUỘC CÁCH MẠNG GIẢI HÓA LẦN THỨ 2
Mình thuộc thế hệ học sinh thi ĐH năm 2012, lúc đó Bộ đã chuyển
từ hình thức thi tự luận sáng trắc nghiệm được 5 mùa thi (tính từ năm 2007). Ở
thời điểm đó, sách tham khảo viết về phương pháp giải bài tập trắc nghiệm đã có
một cách tương đối, phải kể đến như:
- 16 phương pháp và Kỹ thuật giải nhanh- Phạm Ngọc Bằng, Vũ
Khắc Ngọc, Hoàng Thị Bắc … Từ Sỹ Chương, Lê Mỹ Trang, Hoàng Thị Hương Giang, Võ
Thu Cúc, Lê Phạm Thành…(Sách này nhiều người viết quá không nhớ hết tên tác giả
^-^)
- Cẩm nang ôn luyện thi ĐH môn Hóa Học - Phạm Ngọc Bằng.
- Một số sách khác của các tác giả: Nguyễn Khoa Thị Phượng,
Cao Thị Thiện An, Dương Hoàng Giang, Phạm Sỹ Lựu.
Về cơ bản, tư duy giải bài tập trắc nghiệm thời đó chưa có gì
đặc sắc và đặc trưng, một vài phương pháp và kỹ thuật mới được biết đến như bảo
toàn electron, sơ đồ đường chéo, kỹ thuật chia hết, thử đáp án, công thức giải
nhanh…Và một bài tập trắc nghiệm khác với bài tập tự luận là nó có thêm 4 đáp
án, còn cách giải thì không thấy có gì mới
mẻ và đột phá. Nhiều câu khó trong đề trắc nghiệm kể cả đến năm mình thi vẫn được
lấy từ bộ đề tuyển sinh 1989 cũ.Cũng dễ hiểu để giải thích vấn đề này vì ngày
xưa mạng xã hội chưa phát triển như bây giờ nên vấn đề trao đổi chuyên môn nó
cũng chưa được "làm phẳng" như bây giờ, còn bây giờ thi ở Hà Giang
thì Cà Mau có đề là bình thường. Một số tác giả từng là "cây đa, cây đề"
trong việc viết sách tự luận, ôn luyện thi cũng tham gia biên soạn sách trắc nghiệm. Nhưng cách làm
thì vẫn theo lối tự luận, tức là đặt ẩn, viết phương trình hóa học, giải hệ
phương trình. Một số bộ sách nổi tiêng, đi liền với những tác giả lão làng
trong các mùa luyện thi ĐH đó là:
- Cao Cự Giác:
+ Hướng dẫn giải nhanh bài tập Hóa Học (3 tập)
+ Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa Học (2 tập)
- Đào Hữu Vinh, Nguyễn Đức Vận
+ Bộ đề tuyển sinh 1989.
- Ngô Ngọc An:
+ 350 bài tập hóa học chọn lọc (lớp 10, 11, 12 tái bản rất rất
nhiều lần).
- Một số sách chuyên đề giải bài tập trong bộ đề thi tuyển
sinh của thầy Nguyễn Phước Hòa Tân, Quan Hán Thành…
Một người mới tốt nghiệp"tú tài" về hóa như mình chẳng
có đủ tầm để nhận xét về tư duy của các PGS. TS..Nhưng đứng ở vị trí của một học
sinh cấp 3 cần phải học gì thi nấy, thi đạt điểm như ý, học những cái cần thiết
và thực dụ cho kỳ thi thì nếu mà học những sách trên thực sự mất quá nhiều thời
gian mà thành quả lại chẳng ăn thua.
Và cũng thật là thiếu sót nếu trong giai đoạn này không kể đến
các sách của các thầy cô: Nguyễn Xuân Trường, Hoàng Thị Thúy Hương, Quách Văn
Long, Nguyễn Đình Độ, Phạm Sỹ Lựu, Lê Thanh Xuân, Đỗ Xuân Hưng, Nguyễn Minh Tuấn…Về
giải chi tiết bộ đề thì có câu lạc bộ Gia Sư TT của Lovebook với các sách giải
đề của các trường chuyên. Mà nói thật ở thời điểm đó 1 đề có giải chi tiết là
hiếm lắm, chủ yếu có đề là may rồi.
Cuộc cách mạng về việc giải Hóa lần thứ nhất được bắt đầu vào
khoảng những năm 2013 - 2014. Khi mà các sách giải 99 đề thi thử, rồi tư duy giải
nhanh thần tốc của NAP ra đời
NAP = Nguyễn Anh Phong
S/N 1987
TN: Đại Học Ngoại Thương, từng học: Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự.
google.com để biết thêm chi tiết.
Và trước một sự thay đổi hoặc cải cách gì đó. Dư luận luôn có
những phản ứng trái chiều. Tất nhiên người ủng hộ và khen ngợi anh Phong cũng
nhiều. Và người chửi cũng lắm. Mình đã từng chứng kiến trên violet nhiều thầy
cô nói anh Phong chẳng ra gì. Có nhiều bữa 2, 3 thầy cô cùng xúm lại ném đá 1
mình anh Phong, nhìn thấy chẳng ''fair play" tí nào. Nhưng rồi kết quả thì
sao: Sau đó thì những lời giải, các tư duy giải hóa trắc nghiệm đều bị ảnh hưởng bởi tư duy ấy rất nhiều: Bảo toàn
và mũi tên. Và nếu không có những cuốn sách đó ra đời thì "ta" còn
mãi "dùng cách giải tự luận" để giải bài tập trắc nghiệm.
Những người không học sư phạm mà đi dạy Hóa như anh Phong, thầy
Vũ Khắc Ngọc…thường hay bị bới móc khi chẳng hạn nhầm lẫn hoặc thiếu sót một vấn
đề nào đó liên quan tới chuyên môn hoặc thậm chí khi chẳng làm gì sai cũng bị
người ta lên án vì không có bằng sư phạm mà đi dạy…Mặc dù mình vẫn thừa nhận được
đào tạo bài bản thì sẽ có những thuận lợi nhất định nhưng chắc gì đã ngon hơn
những người không được đào tạo.
Thứ 7 tuần trước, trong khi ngồi trực SSCĐ và suy nghĩ về cuốn tư duy 4.0 này. Mới nhận ra
cuộc cách mạng giải hóa lần thứ 2 đang diễn ra mạnh mẽ lắm rồi. Người ta bây giờ
không còn viết phương trình, đặt ẩn, giải hệ nữa (hoặc có nhưng ít lắm). Vẫn
còn đó những định luật bảo toàn nhưng bây giờ đập vào mắt ta là Đồng Đẳng Hóa,
Bơm, Hút, NAP332. Ừ thì NAP không phải người tạo ra những cái đó đâu, nhưng
trong cuộc cách mạng này NAP là người làm được rất nhiều và xứng đáng để được
tôn vinh chứ nhỉ?
Và quý vị phụ huynh và các tiền bối thi ĐH những năm 2006 trở
về trước, các a/c có bao giờ xem lời giải chi tiết đề thi môn Hóa trên mạng
chưa? Không hiểu được đâu nhỉ? Không phải do quên kiến thức đâu, mà là không hiểu
thật đấy! ^-^ Bời vì lời giải môn Hóa đã đi qua 2 cuộc cách mạng rồi. Và nói
như vậy cũng để hiểu rằng, các em, các cháu của chúng ta bây giờ nó đi học khổ
đến như thế nào. Ngày xưa người ta khổ vì thiếu sách vở bút mực, còn bây giờ khổ
vì có quá nhiều thứ và không biết chọn thứ nào, trong khi thời gian thì vẫn
24h/ ngày. Và cũng đừng tin là đề thi bây giờ dễ hơn ngày xưa, có dễ hơn ngày
xưa thì là dễ sai hơn thôi : ((
No Comment to " TƯ DUY 4.0 - CUỘC CÁCH MẠNG GIẢI HÓA LẦN THỨ 2 "