Chuyên đề hidrocacbon
Chuyên đề hidrocacbon
Dạng 1: Phản ứng đốt cháy
Tiết 1: (Video số 1)
Phút 0:00 Tìm hiểu về công thức độ bất bão hòa trên Wikipedia. Phút 3:07 Cân bằng phản ứng đốt cháy hidrocabon. Phút 4:45 Quan hệ giữa độ bất bão hòa số mol CO2 số mol nước nCO2 - nH2O = (k-1)nHidrocacbon Phút 8:10 Quan hệ số mol CO2 số mol H2O và từng loại hidrocacbon 16:52 Nhắc lại khái niệm về đồng đẳng Phút 20: 35 Ví dụ 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 2,24 lít khí CO¬2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là A. C2H2 và C3H4. B. C2H4 và C3H6. C. CH4 và C2H6 D. C2H6 và C3H8 (Trích đề thi tuyển sinh CĐ 2012) Phút 28: 30 Ví dụ 2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là: A. C3H4. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H8. (Trích đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2010). Phút 29: 45 Khối lượng dung dịch giảm là gì? Phút 35:52 Ví dụ 3. Đốt cháy hoàn toàn 4,872 gam một Hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 27,93 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 5,586 gam. Công thức phân tử của X là: A. CH4 B. C3H6 C. C4H10 D. C4H8 (Trường THPT chuyên Thái Bình/ thi thử lần 1-2014)
Phút 42:55 Biện luận công thức theo độ bất bão hòa.
Tiết 2 (Video số 2)
1:15 Câu 5. Lấy 1,12 lít hỗn hợp khí X ( ở đktc) gồm hai hidrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư, bình (2) đựng dung dịch NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam và bình (2) tăng 7,48 gam. Công thức phân tử và thành phần % theo thể tích Hidrocac bon ( có số C ít hơn) trong X lần lượt là:
A. C3H4 và 60% B. C3H4 và 40% C. C3H6 và 60% D. C2H2 và 60%
6:30 Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí Clo (theo tỉ lệ số mol 1 : l) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2-metylbutan B. 2-metylpropan C. 2,2-đimetylpropan D. Etan
12:00 Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H6 sản phẩm thu được dẫn qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc và bình (2) đựng Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm bình (2) thu được 15 gam kết tủa và khối lượng bình (2) tăng nhiều hơn khối lượng bình (1) 2,55 gam. Thành phần % về thể tích của CH4, C2H4 và C2H6 tron hỗn hợp X tương ứng là:
A.50%, 20%, 30% B.30%, 40%, 30%.
C.50%, 25%, 25%. D.50%, 15%, 35%.
20:10 Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn hh A gồm CH4, C2H2, C3H4, C4H6 thu được x mol CO2 và 18xg H2O. Phần trăm thể tích của CH4 trong A là:
A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 60%.
0:11 Câu 24. Đốt cháy hỗn hợp 2 hydrocacbon gồm ankan X và 1 hidrocacbon Y thuộc dãy đồng đẳng của benzen thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.Thành phần % về số mol của X và Y trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 75% và 25%. B. 80% và 20%. C. 35% và 65%. D. 50% và 50%.
5:55 Câu 25. Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 ankin có tỉ lệ phân tử khối tương ứng 22:13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hh X, thu được 22 g CO2 và 9 g H2O. Công thức phân tử của ankan và ankin lần lượt là:
A. C2H6; C3H4 B. C3H8 ; C2H2 C. C2H6 ; C2H2 D. C3H8 ; C3H4
Dạng 2: Phản ứng cộng
1:30 Hỗn hợp khí A gồm hiđro, một anken và một ankin có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,8. Sau khi qua bột Ni nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì được hỗn hợp B có tỉ khối đối với hỗn hợp A là 20/9. Xác định công thức phân tử của ankin.
A. C2H2 B. C3H4 C. C4H6 D. C5H8
45:00 Hấp thụ hết 4,48 lít buta-1,3-đien (đktc) vào 250 ml dung dịch Br2 1M, ở điều kiện thích hợp đến khi Br2 mất màu hoàn toàn thu hỗn hợp chất lỏng X, trong đó khối lượng sản phẩm cộng 1,4 gấp 4 lần khối lượng sản phẩm cộng 1,2. Khối lượng sản phẩm cộng 1,2 trong X là
A. 12,84 gam B. 16,05 gam C. 8,025 gam D. 6,42 gam
Dạng 3: Phản ứng tách
Dạng 4: Phản ứng thế Ag+
Dạng 5: Bài tập từ đề thi của Bộ
0:30 Ứng dụng các định luật cơ bản trong giải toán hóa học hữu cơ.
9:30 Câu 5: Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng 3,64 gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ V lít khí O2. Giá trị của V là
A. 6,272. B. 5,376. C. 6,048. D. 5,824.
(ĐH 2019-Mã 201)
28:00 Câu 6. Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 6,832 lít khí O2. Giá trị của m là
A. 3,22. B. 2,80. C. 3,72. D. 4,20.
(ĐH 2019-Mã 202)
No Comment to " Chuyên đề hidrocacbon "